Ho có đờm và máu có phải ung thư hay không?
Tại Việt Nam, ung thư phổi là loại ung thư thường gặp và đang có xu hướng gia tăng trong vài năm trở lại đây. Điều đáng chú ý là có đến 80-90% số bệnh nhân ung thư phổi đến bệnh viện khi đã ở giai đoạn muộn 3-4. Lúc này, đa phần bác sĩ không thể can thiệp phẫu thuật, bệnh nhân chỉ có thể điều trị bằng hóa chất, xạ trị, điều trị miễn dịch.Tùy theo giai đoạn bệnh mà ung thư phổi sẽ có những triệu chứng nhất định, trong đó ho có đờm và máu được xem là dấu hiệu điển hình của chứng bệnh này. Ho ra máu có đờm trong ung thư phổi có nhiều mức độ khác nhau nhưng thường nhuốm ít máu trong vài ngày liên tiếp. Mức độ nghi ngờ bệnh tăng lên khi thấy các triệu chứng dai dẳng hoặc thường xuyên tái diễn, đặc biệt ở các bệnh nhân có tiền sử hút thuốc. Ngoài ra, người bệnh còn có cảm giác đau ngực, thở khò khè, mệt mỏi, chán ăn,...
Tuy nhiên, không phải lúc nào ho có đờm và máu cũng là dấu hiệu của bệnh ung thư. Hiện tượng này còn xuất hiện bởi một số nguyên nhân điển hình khác như:
- Đường hô hấp trên bị tổn thương: Trường hợp này thường gặp ở bệnh viêm mũi, viêm amidan, viêm họng… khiến họng bị đau rát, niêm mạc họng sưng phù và ứ máu. Nếu người bệnh khạc đờm sẽ tạo ra áp lực làm cho mạch máu ở niêm mạc họng vỡ ra và dính vào đờm.
- Nhiễm trùng: Nguyên nhân do các loại vi khuẩn, virus như Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus aureus; hay nấm Aspergillus cũng có thể gây ra hiện tượng khạc đờm ra máu.
- Tắc mạch phổi, viêm phổi, viêm phế quản: Người bệnh thường ho nhiều, ho có đờm hoặc khạc ra đờm có lẫn máu kèm theo thở khò khè, đau họng.
- Lao phổi: Kèm theo dấu hiệu cân nặng giảm sút đột ngột, đổ mồ hôi trộm vào đêm, mệt mỏi, sốt về chiều,...
- Tắc nghẽn phổi mãn tính: Khiến mạch máu bị tổn thương, gây ảnh hưởng đến nhu mô phổi và đường thở nên người bệnh sẽ bị khạc đờm ra máu, khó thở, có mủ trong đờm,...
- Làm gì khi bị ho có đờm và máu?
Sau khi tìm ra nguyên nhân bệnh và có phác đồ điều trị phù hợp, ngoài việc thực hiện theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, bệnh nhân cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Thường xuyên uống nhiều nước mỗi ngày để góp phần hạn chế đờm tích trong cổ họng, giúp cổ họng không bị khô rát.
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý để tăng cường sức đề kháng có cơ thể. Thường xuyên ăn các món ăn mềm, bổ sung trái cây tươi và tránh xa những thực phẩm dễ gây kích ứng vòm họng như đồ ăn cay nóng, hải sản,...
- Không sử dụng các chất kích thích như bia rượu, thuốc lá,... bởi chúng thường khiến hiện tượng ho có đờm và máu trở nên nghiêm trọng hơn.
- Tăng cường chức năng hoạt động của phổi, bảo vệ phổi bằng cách sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, nổi bật có sản phẩm Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông.
Khi bị ho có đờm và máu, bạn đừng quá lo lắng bởi không phải lúc nào đây cũng là dấu hiệu của bệnh ung thư. Hãy thăm khám sớm để được chẩn đoán chính xác và điều trị bệnh hiệu quả bạn nhé!
0 comments:
Post a Comment